Điểm nhấn chính:
– Việt Nam tuy chưa thể giàu như nhiều nước châu
Á khác, nhưng lại là ngôi sao đang lên trong ngành hàng xa xỉ.
– Các thương hiệu mỹ phẩm, đồ trang sức và thời
trang xa xỉ như Dior, Chanel, Louis Vuitton và Cartier đang biến Việt Nam trở
thành một trong những thị trường mục tiêu hàng đầu tại Đông Nam Á.
Khoảng
một thập kỷ trước, người Việt Nam mới bắt đầu biết đến sự khác biệt giữa Gucci
và Prada. Nhưng giờ đây, nhu cầu hàng xa xỉ đã phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Quy mô và doanh thu thị trường
xa xỉ Việt Nam
Hiện
nay, Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang là khu vực tiêu thụ hàng xa xỉ lớn
nhất thế giới với doanh thu 376.4 tỷ USD vào năm 2022. Năm 2021, doanh số bán
hàng tại khu vực này chiếm tới 41%, trong khi Mỹ và Châu Âu chỉ có 27 và 28%.
Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia tiêu dùng hàng xa xỉ hàng đầu trong khu
vực bởi có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, chiếm hơn một nửa giá trị thị
trường hàng xa xỉ trong khu vực.
Nếu
so sánh thì thị trường Việt Nam cũng không kém cạnh, đạt doanh thu 957.2 triệu
USD vào năm 2023 và dự kiến tăng trưởng 3.23%/năm đến năm 2028. Thời trang
được đánh giá là phân khúc xa xỉ lớn nhất, giá trị thị trường dự kiến đạt 298.6
triệu USD vào năm 2024. Tiếp theo là đồ da, mỹ phẩm và nước hoa.
Các
thương hiệu như Gucci, Louis Vuitton, Chanel, Cartier và Dior đều ghi nhận mức
tăng trưởng lợi nhuận trung bình 140% trong năm 2022. Thương hiệu có doanh thu
cao nhất VN hiện nay là Louis Vuitton. Năm 2022, thương hiệu này ghi nhận doanh
thu 2,360 tỷ đồng từ thị trường Việt Nam, tăng gần 50% so với năm 2021, LNST
tăng 69% so với năm 2021, đạt 330 tỷ đồng.
Không
chỉ các thương hiệu thời trang cao cấp có mức tăng trưởng cao trong năm 2022,
mà các nhà phân phối Việt Nam cũng có sự phát triển mạnh mẽ: 12 nhà phân phối
Việt Nam với 34 thương hiệu cao cấp như Louis Vuitton, Chanel, Dior và Hermes đạt
doanh thu tổng hợp 25,000 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) trong năm 2022, tăng 67% so với
năm 2021. Lợi nhuận đạt 3,800 tỷ động (156.57 triệu USD) trong năm 2022, tăng
270% so với 2021.
Trong
số 12 công ty phân phối, CTCP Quốc tế Tam Sơn đứng đầu với doanh thu 4,750 tỷ đồng,
lợi nhuận 849 tỷ đồng. Nhà bán lẻ của nhiều thương hiệu lớn như Hermès, Patel
Philippe, Chopard, Loewe, Boss, Rimowa, Bang & Olufsen, … ghi nhận mức
tăng trưởng doanh thu lên tới 60% trong năm 2022.
Một
nhà phân phối hàng đầu của các thương hiệu xa xỉ như Rolex, Burberry, Armani,
Exchange, Nike, Levi’s, Calvin Klein, Tommy Hilfiger,… là Tập đoàn Imex Pan
Pacific (IPPG) của “ông vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn cũng có mức tăng
trưởng rất cao thông qua 2 công ty DAFC và ACFC. Mới nhất, theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, báo cáo tài chính của IPPG năm 2023 cho thấy công
ty đạt mức lãi sau thuế 143 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2022. Đến cuối năm
2023, doanh nghiệp này ghi nhận vốn chủ sở hữu gần 4,000 tỷ đồng, tăng hơn 300
tỷ đồng sau 1 năm.
Các yếu tố giúp thị trường hàng
xa xỉ Việt Nam tăng trưởng
1. Tăng
trưởng kinh tế nổi bật và gia tăng thế hệ giàu có
Các
thương hiệu xa xỉ rất quan tâm đến nền kinh tế. Trong khi hầu hết các nước đang
phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP kỷ lục
7.2% trong năm 2022. Năm 2023, Việt Nam được xếp hạng 35 trong top 40 nước có
quy mô nền kinh tế hàng đầu thế giới với GDP 435 tỷ USD. GDP bình quân đầu người
đạt khoảng 4,285.5 USD/người/năm.
Một nền
kinh tế tăng trưởng luôn đi kèm với sự gia tăng của tầng lớp thượng lưu. Xét về
tốc độ tăng trưởng số lượng triệu phú trong 10 năm nay thì Việt Nam cao nhất thế
giới, tổng 19,400 người, tăng 98%, trong đó 58 người có tài sản hơn 100 triệu
USD. Con số người siêu giàu (tài sản > 30tr USD) đã tăng gấp đôi, người giàu
tăng thêm 70% trong 5 năm qua. Dân số tầng lớp trung lưu ở Việt Nam cũng đã mở
rộng mạnh mẽ, dự báo sẽ tăng lên 95 triệu người vào năm 2030.
Ngoài
ra, số lượng người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRY – High Earners, Not
Rich Yet) và người siêu giàu ở Việt Nam đang tăng lên. Ước tính số người có giá
trị tài sản ròng từ 1-30 triệu USD sẽ tăng 32% lên hơn 25,800 vào năm 2025. Đến
năm 2030, tỷ lệ người tiêu dùng có thể chi ít nhất 11 USD mỗi ngày có thể đạt gần
75%, hiện nay con số này khoảng 40%.
Người
tiêu dùng hàng xa xỉ tại VN chủ yếu là người có thu nhập cao, tầng lớp trung
lưu và thượng lưu. Số người giàu thì tăng nhanh, chưa kể thu nhập bình quân
tăng, mà khi thu nhập tăng 10% thì lượng mua hàng xa xỉ tăng từ 10 đến hơn 33%.
Người
Việt lại không ngại khoe sự giàu có mới của mình bằng những món đồ mà chỉ số ít
người sở hữu đặc quyền mới có thể sắm được. Đây lại là tin tốt cho các thương
hiệu xa xỉ, vì họ mong muốn nhắm đến một số ít người thuộc giới thượng lưu có
thu nhập cao hơn là phân bổ sự giàu có đồng đều trong đại chúng. Nếu ai cũng
giàu có như nhau thì sẽ không có gì đáng để khoe khoang.
2 . Người
tiêu dùng trẻ
Thực
tế, sự thay đổi trong nhóm dân số giàu và siêu giàu tại Việt Nam cũng nằm trong
xu hướng thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hơn
thế nữa, Việt Nam còn hấp dẫn bởi dân số tương đối trẻ, tuổi trung bình khoảng
32.5 và 37.7% dân số ở thành thị. Dân số thành thị trẻ và có học thức lại chính
là “thiên đường” của tiêu dùng.
Khách
hàng trẻ tuổi am hiểu công nghệ có nhiều cơ hội để tìm hiểu thương hiệu, nhìn
ngắm các sản phẩm qua sự hiện diện của những người nổi tiếng trên các mạng xã hội,
gây nên sự tò mò và thúc đẩy họ tìm đến các cửa hàng để cọ xát, tương tác và
đương nhiên là nhóm khách hàng này dễ yêu thích ngay khi tiếp cận.
Việt
Nam có khoảng 24 triệu người tiêu dùng thuộc thế hệ Millennial. Trong đó, 8% có
thu nhập 30-45 triệu và 5% có thu nhập trên 45 triệu. Đây là nhóm khách hàng mục
tiêu quan trọng của các thương hiệu hàng xa xỉ. Các millennial trẻ có xu hướng
gia nhập thị trường xa xỉ sớm hơn các millennial thế hệ đầu. 38% millennial
trong khoảng 23-30 tuổi đã bắt đầu mua các mặt hàng cao cấp trong một năm trở lại
đây, so với 19% millennial trong khoảng 31-38 tuổi.
Ngoài
ra, trung bình một năm người Việt có thể đi du lịch với mục đích giải trí đến
4.2 lần, và ½ số người đi du lịch sẽ mua sắm hàng hóa cao cấp tại các trung tâm
thương mại nước ngoài và 43% đặt hàng nhập ngoại qua đường xách tay. Có thể thấy
người Việt rất thích mua hàng nước ngoài. Tuy nhiên, việc đi nước ngoài đang trở
nên khó khăn hơn nên việc tăng chi tiêu hàng xa xỉ trong khu vực nội địa sẽ
tăng lên.
3. Thị
trường Hong Kong, Thượng Hải, Singapore bão hòa
Trung
Quốc là thị trường xa xỉ sáng giá nhất đã bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc sau giai
đoạn bùng nổ 2021-2022. Mặc dù Trung Quốc vẫn dẫn đầu về số lượng cửa hàng xa xỉ
mới, chiếm tỷ lệ 41% trên toàn cầu, nhưng tốc độ mở rộng đã giảm 12% trong năm
2023.
Nhiều
doanh nghiệp bán lẻ tòan cầu đánh giá Thái Lan và Việt Nam là 2 thị trường nổi
bật tại ĐNA. Tuy nhiên, ngành bán lẻ của Thái Lan đã chịu ảnh hưởng đáng kể do
yếu tố dịch bệnh từ các du khách quốc tế trong 2 năm dịch Covid -19.
Việt
Nam lại sở hữu nguồn cầu nội địa mạnh mẽ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng đã phục hồi kể từ sau 2021, tăng trưởng trở lại lần lượt 22% và 16%
trong 2022-2023.
So
sánh về lợi thế, Singapore và Thái Lan hầu như đã có mặt các thương hiệu nổi tiếng
như H&M, Zara đến Louis Vuitton, Dior đều đã có 5 đến 6 cửa hàng. Nói cách
khác là ngành công nghiệp xa xỉ đã tận dụng mọi cơ hội tại các thị trường tăng
trưởng cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong khi
đó, các thương hiệu này chỉ mới mở khoảng 1 đến 2 cửa hàng tại các thành phố lớn
của Việt Nam. Đây chính là cơ hội cho các nhãn hãng, thương hiệu đến Việt Nam
và mở rộng thị trường.
4. Giá
thuê mặt bằng rẻ
Việt
Nam có hai con đường đắt giá là Đồng Khởi và Tràng Tiền, giá thuê mặt bằng trên
đường Đồng Khởi được xếp hạng đắt thứ 13 thế giới với 390 USD/feet vuông/năm.
Còn Tràng Tiền được Cushman & Wakefield xếp hạng có giá thuê mặt bằng đắt
thứ 17 thế giới với gần 334 USD/feet vuông/năm. Hai con đường này đều được thuê
bởi các thương hiệu quốc tế như Louis Vuitton, Gucci, Channel, Sandro, Kenzo,
Rimowa, Boss, Longchamp.
Nếu
so với các địa điểm khác ở Châu Á như Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc), giá
thuê mặt bằng ở Việt Nam vẫn rẻ hơn nhiều. Như Hồng Kong giá thuê khoảng 1,493
USD/feet vuông/năm, khu Ginza của Tokyo khoảng 912 USD/feet vuông/năm,
Singapore khoảng 431 USD/feet vuông/năm.
Nhu cầu
hàng xa xỉ tăng mạnh như hiện nay đã thúc đẩy các doanh nghiệp chảy về Việt
Nam. Q1/2024, liên tiếp hai thương hiệu thời trang và trang sức cao cấp quốc tế
là Rene Caovilla và Cartier đã mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Nhiều thương
hiệu xa xỉ phải cạnh tranh để tìm mặt bằng cao cấp trên 2 tuyến đường này vì
nguồn cung khan hiếm, tuyến Đồng Khởi thì chỉ khoảng 800m còn Tràng Tiền ngắn
hơn khoảng 400m.
Nhu cầu
lớn từ các thương hiệu cao cấp đã giúp tỷ lệ trống mặt bằng ở các quận trung
tâm TP HCM, tỷ lệ trống mặt bằng khu vực trung tâm ở mức 4.7%, giảm nhẹ so với
cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy,
chưa có lý do gì để lo sợ rằng các thương hiệu lớn sẽ rút khỏi Việt Nam, vì còn
nhu cầu là họ vẫn còn ở. Nhiều thương hiệu muốn vào Việt Nam lại chỉ biết đứng
nhìn vì không tìm được mặt bằng. Có phải đã đến lúc nên nghĩ rằng liệu Việt Nam
có cần các thương hiệu này hay không.