Chỉ số giá sản xuất PPI là gì?

– PPI đo lường sự biển đổi về giá mà
các nhà sản xuất trong nước nhận được cho sản phẩm của họ theo mốc thời gian nhất
định.

– PPI giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như so sánh chi phí sản xuất với giá bán
sản phẩm, dịch vụ để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường sự thay đổi trung bình
về giá theo thời gian mà các nhà sản xuất trong nước nhận được cho sản phẩm của
họ. Nói cách khác, chỉ số này được sử dụng để đo lường sự thay đổi
trong chi phí mà các doanh nghiệp phải trả cho các loại hàng hóa và
dịch vụ trong quá trình kinh doanh.

Chỉ số PPI phản ánh những thay đổi về giá của nguyên liệu
thô – những nguyên liệu đầu vào hoặc giá thành phẩm. Khi giá đầu vào
tăng thì giá bán thành phẩm cũng tăng theo. Nhà sản xuất sẽ chi trả một phần,
phần còn lại được chuyển cho người tiêu dùng. Kết quả là giá sản phẩm tăng cao,
gây ra lạm phát giá cả.

Vì PPI có tác động trực tiếp đến giá tiêu dùng nên số liệu
PPI có liên quan trực tiếp đến việc xác định tỷ lệ lạm phát ở một quốc gia.
Khác với CPI – đo lường sự thay đổi về giá hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu
dùng phải trả, PPI không bao gồm bất kỳ khoản thuế, lợi nhuận thương mại hay
phí vận chuyển nào mà người mua phải trả. Tuy nhiên, những thay đổi này cuối
cùng sẽ được chuyển sang cho người tiêu dùng và được phản ánh trong CPI. Vì vậy,
PPI là cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đánh giá hiệu quả các
chính sách điều tiết giá cả, kiểm soát lạm phát kịp thời.

PPI phân loại những thay đổi về giá dựa trên ba thành phần,
bao gồm phân loại cấp ngành, phân loại hàng hóa và nhu cầu cuối cùng – nhu cầu
trung gian (FD-ID):

– Phân loại cấp
ngành
được thực hiện
dựa trên những thay đổi trong tổng sản lượng ròng của một ngành. Sản lượng ròng
này ghi nhận giá bán tổng hợp của các sản phẩm được sản xuất trong một ngành được
bán bên ngoài ngành đó.

Phân loại hàng
hóa
được thực hiện
trên cơ sở các sản phẩm và dịch vụ. PPI xác định và phân biệt các sản phẩm của
một ngành dựa trên sự giống nhau, thành phần và cách sử dụng tổng thể.

– Phân loại FD-ID dựa trên người dùng cuối của sản phẩm và dịch vụ. PPI
phân loại sự thay đổi giá là nhu cầu cuối cùng nếu người dùng cuối chính là
khách hàng. Mặt khác, khi sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng thông qua các
kênh trung gian thì sự thay đổi về giá được phân loại là nhu cầu trung gian.

Để tính toán chỉ số PPI, Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ
(BLS) thu thập dữ liệu từ khoảng 25,000 cơ sở đại diện cho hơn 100,000 mức giá,
kết hợp với các thông tin dữ liệu từ các nguồn khác để tạo ra PPI :

Các cơ sở tham gia thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp khác
nhau, chẳng hạn như :

– Thương mại bán
buôn và bán lẻ

– Vận tải và kho bãi

– Tài chính và bảo hiểm

– Bất động sản

– Chăm sóc sức khỏe

– Khai thác mỏ

– Năng lượng

– Nông nghiệp

– …

Bên
cạnh đó, để cải thiện độ chính xác của chỉ số PPI, BLS ấn định trọng số cho các
sản phẩm và dịch vụ theo quy mô và tầm quan trọng của chúng.
Đường cơ sở của PPI là 100. Vì vậy, nếu chỉ số là 110 sẽ
thể hiện mức tăng giá 10 điểm kể từ kỳ cơ sở và mức chỉ số 90 sẽ thể hiện mức
giá giảm 10 điểm. BLS giải thích rằng các biến động hàng tháng của PPI được hiển
thị dưới dạng phần trăm thay đổi thay vì thay đổi về điểm chỉ số.

Cả
PPI và CPI là những thước đo kinh tế quan trọng, theo dõi giá hàng hóa và dịch
vụ, và phản ánh tình hình lạm phát của nền kinh tế. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn
có những khác biệt quan trọng ở thành phần của nhóm hàng hóa và dịch vụ cũng
như các loại giá cho hàng hóa và dịch vụ cũng khác nhau.

Những
khác biệt này tồn tại bởi vì hai chỉ số này được sử dụng với hai mục đích khác
nhau. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được sử dùng để đo lường sự thay đổi tổng thể
của giá cả của một rổ hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng phải chi trả trong
một khoảng thời gian nhất định, trong khi PPI đo lường sự thay đổi trong giá mà
nhà sản xuất phải trả cho sản phẩm của họ, bao gồm cả nguyên liệu thô và dịch vụ
lao động, nên PPI là thước đo lạm phát từ góc độ nhà sản xuất.

Nói
chung, PPI và CPI có mối liên hệ với nhau. Khi PPI tiếp tục tăng, các nhà sản
xuất thượng nguồn ít nhiều sẽ chuyển chi phí gia tăng sang người tiêu dùng, dẫn
đến chỉ số CPI tăng cao. Vì PPI ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán lẻ nên PPI được
coi là một chỉ báo tốt hơn về lạm phát.

Lạm
phát có lẽ là chỉ số được theo dõi nhiều thứ hai sau tỷ lệ thất nghiệp, vì nó
giúp các nhà đầu tư dự đoán những biến đổi về chính sách tiền tệ của NHNN trước
diễn biến phức tạp từ nền kinh tế. Mặt khác, PPI cốt lõi có thể đóng nhiều vai
trò trong việc cải thiện các quyết định đầu tư vì nó có thể đóng vai trò là chỉ
số hàng đầu cho CPI.

Hơn
nữa, PPI thể hiện bức tranh lạm phát ở một góc độ khác với CPI. Mặc dù những
thay đổi về giá tiêu dùng là quan trọng đối với người tiêu dùng, nhưng việc
theo dõi PPI cho phép người ta xác định nguyên nhân của những thay đổi trong
CPI. Ví dụ: nếu CPI tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với PPI, tình huống như
vậy có thể chỉ ra rằng các yếu tố khác ngoài lạm phát có thể khiến các nhà bán
lẻ tăng giá. Tuy nhiên, nếu CPI và PPI tăng song song, các nhà bán lẻ có thể chỉ
đang cố gắng duy trì tỷ suất lợi nhuận hoạt động của mình.

Ngoài
ra, PPI của hàng hóa thành phẩm còn dự báo chuyển biến của CPI trong tương lai.
Ví dụ, khi các công ty gặp phải chi phí đầu vào cao hơn, những chi phí này sẽ
được chuyển sang những người mua tiếp theo trong mạng lưới phân phối. Sau đó,
các công ty này sẽ tính giá cao hơn cho các sản phẩm cuối cùng được giao đến
các địa điểm bán lẻ khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *